Ngăn chặn bệnh móng chân mọc ngược

Móng tay mọc ngược gây nhiều khó chịu cho khách hàng. Móng mọc ngược không phải là bệnh đe dọa tính mạng hay không thể điều trị được, nhưng nó thường xuyên gây ra đau đơn và có thể khiến chân bị nhiễm trùng…

Nguyên nhân gây bệnh móng chân mọc ngược

Móng chân mọc ngược phổ biến nhất ở các ngón cái bởi vì mọi người thường mang giày bít ngón (có thể là như vậy hoặc size giày không hợp kích cỡ chân), gây cọ xát với vùng da quanh ngón cái, làm cho vùng bên móng bị đau, các mô xung quanh sẽ bị tổn thương khi phát triển ra ngoài. Thậm chí khi không mang giày bít ngón, hoạt động đơn giản cũng có thể gây ảnh hưởng tới vùng mô xung quanh. Khi cạnh tròn của móng bắt đầu thọc sâu xuống phần nếp móng bên trong, mô phình ra làm tăng áp lực lên vị trí đó.

Ngoài ra có một số người dễ bị bệnh móng mọc ngược hơn những người khác là do hình dạng móng của họ. Nếu móng có dạng cong chữ C nhỏ, móng mọc ngược có thể được điều trị bằng cách mang giày hở ngón, giảm áp lực lên phần đầu móng, vì móng không được phát triển tự nhiên khi mang giày bít. Móng có hình dạng cong chữ C rõ rệt rất khó trong việc điều trị vì chúng thường có nền móng cong như vậy. Hình dạng chữ C cong đột ngột cũng là yếu tố chính kích thích móng mọc trong và kéo dài mãi.

Để ngăn ngừa móng mọc ngược, hãy khuyến khích khách hàng mang giày hở ngón. Giày không vừa chân có thể dùng tay để kéo rộng hoặc nhờ tiệm sửa giày giúp đỡ.

Cách điều trị móng mọc ngược

Điều trị móng mọc ngược phụ thuộc vào hình dạng móng và phần móng bị tổn thương lớn như thế nào. Trên một hình dạng móng bình thường, mô tế bào trồi lên một chút, bạn có thể dùng một miếng bông gòn nhỏ cuộn lại gọn gàng. Hãy nói với khách hàng thay miếng bông gòn mỗi ngày. Việc điều trị này cần ngăn cản tiếp xúc giữa móng và phần trên của nếp móng cho đến khi cạnh móng tròn phát triển ra. Hãy khuyên khách hàng làm sạch vùng tổn thưởng này một vài lần trong ngày bằng chất khử trùng, rượu, hoặc hydrogen peroxide. Đừng cố gắng tự chữa trị nếu da bị nứt hoặc bị kích ứng.

Nếu móng mọc ngược vững chắc nhưng da không bị nứt, bạn có thể điều trị một cách cẩn thận để móng trở lại bình thường. Hãy cẩn thận, không cắt móng quá sâu vào trong và không để móng sắc cạnh có thể gây ra các vấn đề liên quan tới sức khỏe móng khác trong tương lai. Điều trị móng mọc ngược thường phải được hỗ trợ bằng bông gòn hàng ngày để làm sạch vùng tổn thương.

Dành ra ít phút mỗi ngày để chăm sóc móng cắt móng, chọn các loại dũa móng phù hợp. Nếu móng bắt đầu mọc vào trong tế bào mô, hãy thực hiện các bước phù hợp để điều chỉnh trước khi da bị tổn thương và gây đau đớn.