Nghề nail và những điều cần biết

Hiện nay xã hội ngày càng phát triền , nghề Nail càng mở rộng và có chỗ đứng vững vàng trên thị trường . Tuy nhiên khi bước chân vào  nghề nhiều thợ làm nail tự đặt ra câu hỏi “làm nail cần biết những gì” “làm thế nào để gắn bó được lâu dài với nghề mà không ảnh  hưởng đến sức khỏe ” . Với kinh nghiệm lâu năm trong nghề  trung tâm đào tạo Nail Nhã Tường xin chỉ ra các vấn đề sau đây .

1. Các nguy cơ về hóa chất khi làm Nail .

Các sản phẩm dùng cho nghề Nail, chẳng hạn như các chất đánh bóng, chất làm chắc móng, chất tẩy rửa móng, và chất lỏng làm móng nhân tạo, có thể chứa nhiều hóa chất. Trải qua thời gian sử dụng hoặc tiếp xúc với nồng độ cao và lặp đi lặp lại, hóa chất có thể gây tổn hại cho cơ thể hoặc gây ra phản ứng dị ứng. Mỗi người có những phản ứng khác nhau, không phải tất cả những người hít phải các hóa chất này hoặc bị chúng dính vào da đều bị những tác động này ngay lập tức hoặc trong tương lai.

Để tránh những tác động không mong muốn của sản phẩm  làm móng hãy sử dụng sản phẩm có chứa ít các hóa chất độc hại , sử dụng phòng làm móng thông thoáng ( luôn luôn có hệ thống thoát hơi trong tiệm )

Trữ hóa chất trong các chai nhỏ có nắp nhỏ và gắn nhãn có ghi các thông tin lấy từ nhãn của nhà sản xuất. • Đóng chặt chai khi bạn không sử dụng để sản phẩm khỏi tràn hoặc thoát vào không khí. • Sử dụng thùng rác bằng kim loại có nắp đậy tự đóng chặt để giữ cho các sản phẩm làm móng tay tẩm bông gòn và các thứ rác khác khỏi bốc hơi và bay vào không khí của tiệm.

Rửa tay trước khi ăn, uống, trang điểm, và hút thuốc

Luôn luôn đậy các thức ăn uống, và không cất thức ăn hoặc ăn uống tại nơi làm việc.

nghe-nail-2-nailnhatuong.com.vn

2. Khi nói chuyện với khách nail nên gọi họ bằng chính tên thật của họ.

Người Việt mình có nhiều cách gọi một người khác, khi thì gọi bằng tên thật như cô Lan, cô Ngọc … nhưng cũng có lúc gọi người khác một cách hình tượng như “cái cô tóc vàng ấy”, “cái bà mắt to ấy” & cũng có khi gọi bằng tên riêng ít người biết đến như “cái tủn”, “ lọ lem” … Những điều này không nên áp dụng khi giao tiếp với khách Mỹ. Khi hành nghề, chỉ nên gọi khách bằng chính tên thật của họ để tránh những hiểu lầm đáng tiếc xảy ra.

3. Nên ăn mặc gọn gàng và sạch sẽ.

Có nhiều thắc mắc không ít ở thợ nails mới vào nghề rằng quần áo trang phục của thợ nail phải thế nào? Dùng vải trắng hay màu? Mặc đồng phục hay không? Đồng phục có phải là điều bắt buộc? Câu trả lời đúng nhất được ghi nhận là chỉ cần ăn mặc gọn gàng và sạch sẽ là được. Việc mặc đồng phục thường là do qui định của từng hệ thống cửa hàng nails nào đó, ngành thẩm mỹ không bắt buộc điều này.

 

lam-nail-tren-tay-khach-hang

4. Bằng hành nghề nail phải được để nơi mọi người dễ nhìn thấy trong tiệm .

Đây là điều bắt buộc. Việc cho rằng bằng hành nghề  chỉ đưa ra khi nào làm cho khách hay treo ở chỗ chỉ có các thợ nails khác có thể thấy là điều không đúng. Và dĩ nhiên làm nails không license là không được chấp nhận, bạn sẽ gánh hậu quả nặng nề nếu cố tình vi phạm.

5. Hơn 90% thất bại của tiệm nails là do quản lý yếu kém và thiếu kinh nghiệm.

Tiệm nails mở ra nhiều, người làm nails cũng ngày một nhiều hơn …nhưng không phải cứ mở tiệm nails là “ hốt bạc”, cứ làm nails là sẽ khấm khá. Cũng có tiệm phải đóng cửa, có thợ phải bỏ nghề. Ở góc độ mở tiệm, có nhiều lý do dẫn đến sự thất bại khi mở tiệm, trong đó hơn 90% là từ sự quản lý yếu kém và thiếu kinh nghiệm. Đa phần chủ tiệm nails đi lên từ người thợ nails lâu năm, có lẽ đó là kinh nghiệm rất thực tế. Nhưng không hẳn đó là con đường duy nhất, việc tham gia thành lập hay sinh hoạt trong Hiệp Hội Nghề Nails cũng là cơ hội trao đổi tìm hiểu căn kẽ về nghề thẩm mỹ này.

nghe-nail-nailnhatuong.com.vn

6. Tai nạn dễ xảy ra nhất trong tiệm nails chính là bỏng và trầy da.

Thợ nails phải nắm vững tay nghề, hiểu biết về luật lệ vệ sinh và bảo vệ môi trường, những điều nên làm và không nên làm. Ngoài ra cũng cần, biết rõ về điều trên “ tai nạn dễ xảy ra trong tiệm nails” để luôn cẩn thận và kỹ lưỡng trong công việc.

7. Lôi cuốn khách bằng tay nghề vững vàng & sự ân cần, vui vẻ, niềm nở với khách.

Thợ nails khi đến tiệm làm việc cần gạt bỏ mọi vướng bận bực dọc để luôn vui vẻ niềm nở với khách; luôn thao tác công việc chính xác, an toàn, vệ sinh và làm vừa lòng khách về nhiều mặt. Có vậy thợ nails mới luôn có “hấp lực” với khách. Điều này dễ nhận biết được qua lượng “khách hẹn” ở từng người thợ.