Ngày nay , nghề làm Nail đã trở lên phổ biến và thu hút được nhiều đối tượng . Chính vì vậy các cơ sở làm Nail được lập lên ngày càng nhiều và ngày càng chuyên nghiệp hơn . Vậy làm thế nào để mở một tiệm Nail chuyên nghiệp và thu hút đươc khách hàng . Nail Nhã Tường xin đưa ra một số lời khuyên sau đây .
Bước 1: Trang bị kiến thức, kỹ năng làm nail, vẽ móng nghệ thuật
Cùng với sự phát triển của nghề nail, ở nhiều thành phố lớn đã xuất hiện những cơ sở đào tạo nghệ thuật nail hoạt động khá bài bản và chuyên nghiệp . Chỉ với chi phí từ 6-8 triệu đồng tham gia học khóa nail cơ bản với đầy đủ đồ dùng học tập là bạn đã có thể trở thành thợ Nail (biết làm gel nhũ trên móng, vẽ cọ cơ bản, làm móng sơn thuỷ, móng loang, phối màu, đính đá, đắp hoa nổi, gắn đá trên móng gel, bột,…).
Để nâng cao tay nghề và đi chuyên sâu vào nghề nail bạn nên đăng ký thêm một khóa học nâng cao với mức kinh phí từ 8-10 triệu đồng . Bạn sẽ nắm được kỹ thuật làm sơn thuỷ cao cấp, tạo hoa, tạo hình bằng gel, kỹ thuật ẩn đá, ẩn hoa… trong móng gel, móng bột.
Để trang bị cho các học viên có điều kiên học hỏi tốt nhất .Trung tâm đào tạo Nail Nhã Tường cung cấp các khóa học từ cơ bản đến nâng cao trọn gói với mức kinh phí từ 6.500.000 Vnđ đến 14.800.000 VNĐ và được trang bị đầy đủ đồ học tập chuyên nghiệp cho toàn khóa . Đến với học viện Nail Nhã Tường bạn còn có cơ hội gặp gỡ các giáo viên có trình độ chuyên môn cao và điều kiện thực hành trên các mẫu thật để tạo điều kiện thích nghi khi ra mở tiệm làm Nail sau này .
Theo giáo viên của trung tâm Nail Nhã Tường thì thời gian học tập để thành thạo ra nghề mất khoảng từ 6-8 tuần .Tùy vào khả năng của mỗi học viên .Đối với những người có năng khiếu thời gian học tập chỉ từ 4-6 tuần . Còn những học viên chậm hơn thì thời gian đào tạo kéo dài lâu hơn một chút và cần các bạn chăm chỉ hơn .
Bước 2: Chuẩn bị tài chính
Để mở một cửa hàng vẽ móng nghệ thuật, bạn không cần phải có một nguồn tài chính quá nhiều. Theo như mặt bằng chung thì kinh phí để mở một cửa hàng chỉ từ 50-70 triệu đồng , bao gồm cả tiền thuê địa điểm ( Với cửa hàng thuê ở địa điểm rẻ hơn thì số vốn còn ít hơn )
Khi chuẩn bị vốn kinh doanh, các bạn hãy lưu ý những nguyên tắc sau:
• Chuẩn bị trước khoản vốn cần thiết để chi trả tiền thuê cửa hàng và trả lương cho thợ chính trong khoảng thời gian đầu mới mở tiệm từ 6-12 tháng.
• Nếu có những thành viên khác cùng góp vốn, bạn cũng nên dự phòng khoản vốn cho các trường hợp mới mở tiệm đã có người đòi rút vốn, hay tranh chấp về mặt tiền bạc xảy ra. Bởi kinh nghiệm kinh doanh cho thấy, muốn thành công trong kinh doanh, trước hết bạn cần phải đảm đương và vượt qua “cửa ải vốn”. Tạo vốn, dự phòng vốn và quay vòng vốn là những bài toán sẽ song hành với bạn và tiệm của bạn trong kinh doanh, để tiệm tồn tại và thành công.
Bước 3: Chọn lựa địa điểm kinh doanh
Thuật ngữ kinh doanh “location, location and location” nhấn mạnh đến tầm quan trọng của địa điểm kinh doanh. Mở tiệm ở đâu? Ở thành phố lớn hay nhỏ? Tại nơi đông đúc hay vắng vẻ? Ngoại ô hay tại các trung tâm mua bán đông đúc? Nói chung bạn nên căn cứ vào: nguồn vốn ban đầu, thói quen và sở trường hành nghề nails nơi bạn, kinh nghiệm nghề nghiệp & tình hình cạnh tranh,… để quyết định chọn lựa.
Nên nhớ rằng đầu tư mở tiệm ở các khu trung tâm mua sắm hay khu trung tâm thương mại, bạn sẽ chịu nhiều áp lực về mặt phí tổn đầu tư ban đầu, áp lực cạnh tranh cao do những địa điểm này thường có sẵn các cơ sở kinh doanh từ lâu hoạt động bề thế, nhất là ở các thành phố lớn, song đổi lại giá trị của tiệm lại dễ tăng cao (có lợi khi cần chuyển nhượng về sau). Còn đầu tư ở vùng xa, thành phố nhỏ thì vốn đầu tư không cao, ít cạnh tranh hơn nhưng giá trị của tiệm ít biến động.
Phương thức sang tiệm cũ được ưa chuộng nhiều, bởi vì bạn sẽ ít phải lo ngại về nguồn khách, mức thu nhập, phí tổn đầu tư trang trí, trang thiết bị, thời gian hoàn vốn và khả năng tăng trưởng có triển vọng hơn mà lại đỡ mất công đi tìm địa điểm, lo chuẩn bị thủ tục như khi chọn phương thức mở tiệm mới. Tuy nhiên, cách này cũng có nguy cơ nếu bạn không tìm hiểu rõ ràng những yếu tố nêu trên, mà chỉ tin vào mẫu quảng cáo hay những lời khoa trương của chủ cũ.
Bước 4: Trang trí nội thất, mua sắm thiết bị
Với một cửa hàng vẽ móng nghệ thuật nhỏ, bạn cần trang bị một tủ kính to kết hợp với ngăn chứa đồ rộng rãi dùng làm chỗ trưng bày các mẫu móng tay, các loại sơn móng tay, các loại máy làm móng, ghế cho khách ngồi, thau để khách ngâm móng chân, móng tay. Bạn có thể trang trí cửa hàng theo phong cách trẻ trung bắt mắt, hệ thống đèn chiếu sáng đầy đủ.
Bước 5: Tuyển chọn và đào tạo nhân viên
Bạn nên căn cứ theo quy mô cửa hàng mình để quyết định số nhân viên.Tùy theo mỗi cửa hàng mà có cách tuyển riêng. Ví dụ ở nước ngoài thì mỗi 1 khách đến thì sẽ có 1 thợ làm hết từ A-Z . Còn ở Việt Nam thì chỉ tuyển thợ phụ, người ta sẽ làm các công đoạn như cắt, giũa, sơn, các công đoạn đơn giản, còn các công đoạn khó thì thợ chính hoặc chủ cửa hàng làm.
Bước 6: Các bí quyết trong nghệ thuật chăm sóc khách hàng
1. Luôn niềm nở, vui vẻ, chào hỏi thân thiện ngay từ khi khách đi ngang hay chuẩn bị bước vào tiệm của mình (dĩ nhiên là với ngôn ngữ phù hợp). Lúc khách ra về cũng vậy, nên tiễn khách thật nồng hậu và nhiệt tình.
2. Trong quá trình làm móng cho khách, nhân viên (hay cả chủ) nên trò chuyện với khách. Điều này rất cần thiết, những câu hỏi như: Cô có mấy đứa con? Hôm qua nghỉ lễ cô có đi đâu chơi không? Cô thích đến đây không? Cô thấy màu sơn này đẹp không? v.v… Nếu được sử dụng đúng lúc, đúng nơi sẽ dễ gây được cảm tình với khách. Nên phối hợp ngôn ngữ nói với cử chỉ, ánh mắt thân thiện, cởi mở sẽ phát huy hiệu quả nhiều hơn. Đặc biệt nên biết lắng nghe những điều khách giãi bày tâm sự. Muốn vậy, người thợ cần có kiến thức nhất định, khả năng giao tiếp tốt, tinh tế.
3. Không giữ lời hứa là hình thức giao tiếp kém đối với khách hàng. Thường nghề nail hay có khách hẹn, cần biết giữ đúng hẹn, tránh thất hứa; nếu bận ngoài ý muốn nên báo lại cho khách biết. Theo nhiều người làm nghề nail lâu năm khoảng 7% khách sẽ cắt đứt quan hệ khi thường bị thất hẹn hay hứa suông.
4. Một điều tối kị khác trong nghệ thuật giao tiếp đó là “không được coi thường khách hàng” dù bằng cử chỉ hay lời nói, ánh mắt. Có khi điều này không phải do nhân viên cố ý, nhưng có thể do họ bất cẩn hoặc thiếu thận trọng trong giao tiếp, dẫn đến việc làm khách hàng ngộ nhận mình bị xem thường, ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín của tiệm.
5. Một tình huống thường gặp trong các tiệm nail là khách hàng nằng nặc đòi một người thợ nào đó làm cho mình, trong khi người đó lại đang bận phục vụ khách hàng khác… Khi đó, người thợ này nên tạm ngưng công việc giây lát đến chào hỏi vị khách và yêu cầu họ vui lòng chờ mình.
Bước 7: Quảng cáo, tiếp thị cho cửa hàng
Bạn có thể lập cho cửa hàng mình một trang web trực tuyến để giới thiệu về cửa hàng, mẫu móng và làm môi trường giao lưu cho các khách hàng thân thuộc.
Trên đây là các bước đi cơ bạn để bạn khởi nghiệp trong nghề vẽ móng nghệ thuật. Tuy nhiên nghề nào cũng vậy, ngoài những kiến thức kỹ năng không thể thiếu, bạn cũng cần có một cái duyên để có thể trụ lại với nghề, nhất là nghề dịch vụ làm đẹp như nail art. Chúc các bạn sớm thành công với lựa chọn nghề nghiệp của mình.